Từ khi thời tiết chuyển sang mùa hè nắng nóng, chị Nguyễn Thị Vân ở Nghệ An đã phát hiện khí hư ra nhiều, lại sền sệt màu trắng đục và có mùi chua, thỉnh thoảng lại đi kèm những cơn đau nhói hai bên hố chậu. Tự chẩn đoán bệnh mình bị viêm âm đạo nên chị đi mua thuốc về đặt mà không cần tư vấn của bác sĩ.
Đặt thuốc thuốc không có tiến triển chị mua cả thuốc kháng sinh về uống nhưng vẫn không thuyên giảm, thậm chí chị còn thấy ngứa khắp “vùng kín”, lan sang cả hai bên bẹn.
Cho đến khi đi khám chị mới biết mình bị nhiễm nấm âm đạo nặng dẫn đến bội nhiễm vi trùng, rất khó để điều trị dứt điểm.
Thời tiết nắng nóng mỗi ngày chị Minh Thư ở Tây Hồ, Hà Nội thường tắm 2- 3 lần/ngày, mỗi tuần đi bơi vài lần. Sau khoảng 1 tháng như vậy, chị thấy “vùng kín” bắt đầu có dấu hiệu khó chịu, lúc nào cũng ẩm ướt vì dịch tiết ra nhiều, có mùi hôi tanh, mỗi lần "sinh hoạt vợ chồng" chị thường có cảm giác đau rát…
Đến bệnh viện khám, bác sĩ kết luận chị bị viêm nhiễm âm đạo, âm hộ do vi khuẩn gây nên, cũng may bệnh chưa đến mức nặng. Chị Thư cho biết, chị vẫn thường xuyên đi khám định kỳ, đợt khám gần nhất cách đó 4 tháng vẫn không có biểu hiện bệnh. Từ khi sang hè chị tắm nhiều, đi bơi nhiều “vùng kín” mới xuất hiện những biểu hiện bất thường đó.
Theo các chuyên gia Bệnh viện Hiện Đại Hà Nội cho biết, nhiễm nấm âm đạo do một loại nấm có tên Candida Albican thường ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo gây ra. Khi môi trường axit trong âm đạo thay đổi, mất cân bằng, nấm sẽ có cơ hội bùng phát. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng, tiết ra nhiều mồ hôi cộng thêm trang phục bó sát người đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, lan rộng ở “vùng kín’ của chị em, dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Các chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân khiến chị Thư bị viêm nhiễm âm đạo có thể xuất phát từ hồ bơi, phòng thay đồ. Chỉ cần một người có bị viêm nhiễm, dịch thoát ra ngoài kéo theo vi khuẩn, những người khác hoàn toàn có thể bị lây.
Chưa nói đến những hậu quả nặng nề viêm nhiễm nấm có thể gây ra, nhiễm nấm đơn thuần cũng đã gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc.
Đặc biệt, khi nấm âm đạo lây lan chuyển sâu vào bên trong cơ thể sễ gây nên hậu quả nguy hiểm. Nếu bị bội nhiễm do vi trùng có thể gây viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm và làm tắc ống dẫn trứng buộc phải cắt bỏ, viêm tử cung có mủ bên trong nguy cơ tử vong sẽ rất cao nếu mủ vỡ ra.
Để phòng tránh viêm âm đạo một cách tốt nhất, nữ giới sau khi bơi xong không nên mặc đồ ướt quá lâu. Sau khi bơi cần đi tiểu ngay, việc này có thể có tác dụng thải bớt vi trùng ra ngoài. Bơi xong, chị em nên vệ sinh ngoài âm đạo bằng nước sạch, để bảo vệ vùng da và âm hộ sạch sẽ. Một điều lưu ý là chị em chỉ nên rửa bên ngoài, không nên thụt rửa vào bên trong để tránh vi khuẩn theo đó mà "tấn công" sâu vào trong, gây nguy hiểm cho hệ thống sinh sản.
Các chuyên gia khuyên chị em khi thấy vùng kín có những biểu hiện bất thường như: ngứa rát âm đạo, âm hộ, tiểu rát, ra nhiều khí hư sền sệt màu trắng đục như sữa và có mùi chua, cảm thấy đau ở hai hố chậu… thì cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra, sớm có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu để lâu, nấm lây lan rộng khắp vùng kín và hai bên bẹn dễ biến chứng thành mãn tính, khó điều trị dứt điểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.